Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Địa điểm du lịch chụp ảnh Hà Nội 4 mùa

Hà Nội tháng nào cũng đẹp, mỗi thời điểm đều có một vẻ đẹp riêng. Bởi lúc nào Hà Nội cũng được tô điểm bởi một loài hoa. Xuân, hạ, thu, đông, các mùa đều đi qua với những loài hoa rực rỡ. Nếu bạn có cơ hội tới Hà Nội vào mùa hoa, hãy tận dụng thời gian đó để đến với những vườn hoa đẹp, các địa điểm chụp ảnh đẹp tại Hà Nội. Với bài viết này t mong muốn mang đến cho các bạn danh sách những địa điểm chụp ảnh hoa đẹp ở Hà Nội. Hy vọng sẽ có nhiều thông tin hữu ích cho các bạn đi chơi ở Hà Nội có nhiều kỉ niệm đẹp

ĐIỂM CHỤP ẢNH HOA ĐẸP TRONG MÙA XUÂN – THÁNG 1, THÁNG 2:  HOA ĐÀO, HOA MAI

Hoa đào, hoa mai – có thể nói lúc này thì đâu cũng thấy những loại hoa Tết này. Từ những con phố tới chợ hoa, hoa vào tới sân từng nhà, nhưng ai cũng háo hức với việc đi chụp ảnh ở tận vườn đào, vườn mai.

Điểm chụp ảnh hoa đẹp ở Hà Nội – Vườn đào Nhật Tân

Địa điểm chụp ảnh hoa tuyệt vời nhất ở Hà Nội thời điểm này chính là vườn đào Nhật Tân. Đi đến khu vực này rất dễ, các bạn đi từ cầu Chương Dương theo đê Yên Phụ, tới lối rẽ vào UBND phường Nhật Tân thì các bạn rẽ phải, đi theo đường bên trái tới ngã ba đầu tiên thì rẽ phải và đi sâu vào trong. Khi đi sâu vào khu vực bên trong các bạn sẽ thấy rất nhiều vườn đào của người dân ở đây. Không phải tất cả các vườn đào đều cho các bạn vào chụp ảnh đâu mà chỉ có 1 số vườn kinh doanh hình thức này thôi. Vườn nào kinh doanh rất dễ nhận thấy vì sẽ được đầu tư sân cổng, bãi để xe… Giá vé dao động 40-50k/người.

Chợ hoa Quảng Bá

Hà Nội không có trồng mai nên muốn chụp mai thì địa điểm chụp ảnh hoa đẹp và thuận lợi nhất có lẽ là chợ hoa Quảng Bá. Ở đây gần Tết các bán đủ các loại hoa vào dịp xuân về như đào, mai, thược dược, lan… Để tới chợ hoa Quảng Bá, các bạn chỉ cần đi qua lối rẽ vào vườn đào Nhật Tân thêm 1 đoạn nữa là sẽ thấy chợ hoa Quảng Bá bên tay phải. Chợ bán buôn họp từ tờ mờ sáng, từ lúc 1-2h đêm đã rất tấp nập rồi, ban ngày chợ bán cho khách lẻ là chủ yếu. Các bạn có thể kết hợp đi chụp ảnh và chọn một cành đào hoặc mai để mua mang về nhà. Những ngày quá cần Tết, từ 27 Tết thì khu vực này rất đông và trên đê Yên Phụ có thể tắc đường đến 1-2km.

Chợ hoa Hàng Lược

Ngay trung tâm thành phố, sát với chợ Đồng Xuân là chợ hoa Hàng Lược. Vị trí này thích hợp với các bạn ngại di chuyển xa mà thích không khí phố xá hơn. Ngoài ra, chợ hoa Hàng Lược là kiểu chợ hoa trong phố truyền thống, không chỉ bán hoa đào, hoa mai, tầm xuân… mà còn bán cả các vật dụng liên quan đến Tết nữa. Các bạn có thể mua một ít lì xì để chuẩn bị tiền mùng tuổi, vài dây đèn để trang trí nhà, thậm chí có cả hương trầm hay những vật dụng liên quan tới thờ cúng…

 THÁNG 3: HOA XƯA (SƯA), HOA BAN, HOA GẠO

Hoa xưa (sưa)

Hoa xưa (sưa) là một loại hoa màu trắng, nhỏ của một loài cây thân gỗ cao lớn. Đến tháng ba, góc phố nào có một cây hoa xưa thì hoa nở trắng, rụng đầy trên con đường đó, tạo nên một khung cảnh hết sức lãng mạn mà không phải thời điểm nào trong năm cũng có được. Khu vực vườn bách thảo, vườn hoa Nhà Hát Lớn, đầu đường Điện Biên Phủ, đường Thanh Niên, sân Ký túc xá Mễ Trì, dọc đường Trần Hưng Đạo… là những khu vực có trồng nhiều hoa xưa nhất và là địa điểm chụp ảnh hoa đẹp nhất.
Chụp ảnh với hoa xưa không dễ vì loài hoa này nhỏ li ti mà lại ở trên cao, nên thường mọi người thích chụp tất cả các khung cảnh ấy thay vì chụp ảnh mẫu với hoa xưa.

Hoa ban

Hoa Ban có thể coi là một biểu tượng của núi rừng Tây Bắc nên khi tháng ba về, rất nhiều người háo hức với việc được ngắm nhìn hoa ban ngay tại thủ đô Hà Nội.
Trong Bách thảo có một cây hoa ban lớn nhất ở Hà Nội. Nhưng đường nhiều hoa ban nhất là đường Bắc Sơn, đối diện với lăng Bác. Tháng ba, khu vực này trở nên tấp nập hơn nhiều vì rất nhiều nhóm các bạn trẻ tới đây để chụp ảnh hoa ban.
Bên góc hồ Hoàn Kiếm (đoạn góc Hàng Khay – Đinh Tiên Hoàng) cũng có những cây hoa Ban tuy chưa nở nhiều hoa song lại có dáng hình khẳng khiu khá lạ mắt.
Hay bên hông Nhà hát lớn và mép phố Kim Mã (đoạn gần trường Quốc tế Hà Nội),… cũng có những cây hoa Ban.
Nhưng lãng mạn bậc nhất có lẽ là dãy hoa ban trên đường Thanh Niên vì khu vực này sát mép nước hồ Tây.

Hoa gạo

Hoa gạo (hay còn gọi là hoa mộc miên, pơ lang) gắn với làng quê Bắc Bộ bởi gần như nơi nào cũng có một cây, thường ở đầu làng hoặc chơ vơ giữa đồng. “Hoa gạo như ngọn lửa/Cháy đỏ trời tháng ba…” chính là câu thơ mà mọi người đều nhớ khi nói về hoa gạo.
Chùa Trầm, chùa Hương, đê sông Hồng… là những địa điểm mà các bạn có thể chụp ảnh hoa gạo.
Địa điểm du lịch chụp ảnh Hà Nội 4 mùa

Chùa Hương:

Thuộc huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội khoảng 50km, là quẩn thể danh thắng lâu đời ở núi Hương Tích. Đi từ Hà Nội có 2 con đường để đi tới Chùa Hương: cách thứ nhất các bạn đi theo đường Nguyễn Trãi, qua Hà Đông đến ngã ba Ba La thì rẽ trái, đi thẳng tới Tế Tiêu thì hỏi đường đi Chùa Hương. Cách thứ hai là các bạn đi theo đường 1 cũ, hướng Thanh Trì. Đến đây các bạn sẽ đi đò theo suối Yến cả đi vào và đi ra khoảng hơn 1h trên đò. Ngồi trên đò các bạn có thể ngắm cảnh hoa gạo đỏ rực bên sườn núi.

Chùa Trầm:

Chùa Trầm tọa lạc tại xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Xuôi theo hướng Hà Đông, đi tiếp trên quốc lộ số 6 (qua bến xe Yên Nghĩa) tới đầu địa phận thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) là thấy lối rẽ bên phải vào chùa Trầm, cũng là đường vào Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. Qua trường, bạn sẽ nhìn thấy ngay núi Trầm mờ mờ từ đằng xa nhưng phải đi thêm khoảng 2 km thì mới đến nơi. Hoa gạo ở đây đứng từ trên núi chụp xuống cũng rất đẹp.

– Đê sông Hồng:


Đoạn đê từ Bát Tràng đi tới Văn Giang, Hưng Yên trên đường đi có rất nhiều cây gạo, tạo ra một khung cảnh triền đê hết sức lãng mạn và là địa điểm chụp ảnh hoa gạo đẹp ở Hà Nội. Các bạn có thể kết hợp đi chơi Bát Tràng và chụp ảnh hoa gạo trong vòng 1 ngày.




 THÁNG 4: HOA LOA KÈN
Tháng tư về, nắng mới lên cũng là lúc loa kèn, hay còn gọi là hoa huệ tây xuất hiện trên khắp các nẻo đường. Vẻ đẹp tinh khôi của loa kèn gắn liền với bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ vào năm 1943, gợi nhớ về một thú vui tao nhã của người Hà Nội. Nếu các bạn thích chụp loa kèn trên phố thì chỉ cần dạo quanh các con đường như Phan Đình Phùng, Thụy Khuê (ngay đầu đường Thanh Niên rẽ vào là thấy), Yên Phụ (đầu đường Yên Phụ nhỏ, trước mặt lối rẽ vào Khách sạn Thắng Lợi) hay Giảng Võ… Những chiếc xe đạp ở đầy hoa loa kèn trên phố là hình ảnh quen thuộc vào thời điểm này. Còn muốn chụp ảnh loa kèn tại vườn thì các bạn tới các làng trồng hoa. Hoa loa kèn được trồng nhiều khu vực làng hoa Quảng Bá, Nhật Tân. Để vào các vườn hoa này các bạn có thể đi theo hướng dẫn ở phần tháng 1 hoặc đi vào từ ngõ 264 đường Âu Cơ. Những vườn loa kèn ở đây vẫn là trồng phục vụ việc bán nên các bạn xin phép vào vườn chụp ảnh sẽ phải trả phí 10-20k/người.

Làng hoa Tây Tựu

Mọi người vẫn kháo nhau rằng ở làng hoa Quảng Bá hay Nhật Tân, hoa loa kèn được trồng khá lác đác nên muốn chiêm ngưỡng vườn hoa lớn hơn thì các bạn có thể xuống làng hoa Tây Tựu. Nhưng các bạn lưu ý là chụp hình tại vườn thì hầu như chỉ có nụ thôi, vì những vườn này đều là trồng để bán cả. Ở Tây Tựu họ không làm dịch vụ cho chụp ảnh nên các bạn cứ xin phép vào, người dân ở đây không lấy phí của các bạn nhưng nhớ nhẹ nhàng với hoa thôi ạ!
Làng Tây Tựu thuộc quận Bắc Từ Liêm, cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Các bạn đi thẳng theo đường Hồ Tùng Mậu, tới đường 32, tới ngã tư trạm Trôi, chỗ có trường Cao đẳng Công Nghiệp thì rẽ phải, đi thêm 2km là đến.
Địa điểm du lịch chụp ảnh Hà Nội 4 mùa

ĐIỂM CHỤP ẢNH HOA ĐẸP MÙA HÈ – THÁNG 5: BẰNG LĂNG, HOA PHƯỢNG

Tháng 5 là thời điểm những loài hoa của mùa hè, với màu sắc rực rỡ khiến đường phố trở nên sống động hơn. Có những con đường tràn ngập sắc tím như Đại Cồ Việt, Duy Tân. Và cũng có những con đường rực sắc đỏ như đường ven hồ Tây, hồ Trúc Bạch hay trong sân trường Việt Đức.
Chụp ảnh bằng lăng đẹp nhất có lẽ là đường Kim Mã, đoạn đường bên cạnh khu Vạn Phúc. Cùng với bãi cỏ xanh mướt, trải dài đây trở thành một địa điểm “hot” suốt cả mùa hè đối với những bạn trẻ. Một địa điểm mới hơn chính là công viên Cầu Giấy ở đường Trần Thái Tông, không gian ở đây rộng rãi hơn sẽ thuận tiện hơn nếu các bạn đi một nhóm lớn. Một lưu ý khi chụp ảnh bằng lăng đó là các bạn hãy tranh thủ đi chụp ngay những ngày nắng đầu tiên, nắng sẽ khiến bằng lăng tím rực rỡ hơn. Vì chỉ cần qua một trận mưa, thì bằng lăng đã không còn đẹp nữa.

 THÁNG 6: HOA SEN

Cuối mùa hè là mùa của hoa sen. Hoa sen không những có sắc mà còn có hương thưởng trà ngắm sen giữa đầm sen ngát hương cũng là một thú vui không thẻ bỏ qua. Đầm sen ở khu vực công viên nước Hồ Tây là địa điểm được nhiều người biết đến nhất. Nhưng hiện nay ở đó các loại hình dịch vụ nở rộ khiến nhiều người cảm thấy khá “hoảng hốt” khi đến đây. Vì vậy, nhiều người đã đi ra các khu vực ngoại thành như hồ Quan Sơn, hoặc xa hơn như Bắc Giang, Hưng Yên.
Địa điểm du lịch chụp ảnh Hà Nội 4 mùa

Đầm sen Xuân Đỉnh

Điểm chụp ảnh hoa Sen đẹp này nằm ở ngõ 408 đường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm. Khu vực Xuân Đỉnh, Xuân La này cũng có rất nhiều đầm sen mới đưa vào hoạt động cách đây vài năm. Giá vé vào cửa khoảng 25-30k/người. Địa điểm này vẫn còn khá hoang sơ so với khu vực đầm sen ở công viên Hồ Tây, khung cảnh rộng rãi hơn và xa trung tâm hơn nên có ít người đến hơn.

Đầm sen Đại học Nông nghiệp

Trong khuôn viên Đại học Nông nghiệp – ngôi trường được mệnh danh là ngôi trường có cảnh quan đẹp nhất cả nước, có tới 4 đầm sen lớn. Cả mùa hè khuôn viên trường chìm ngập trong sắc hồng của hoa sen. Để tới đây, các bạn có thể đi qua cầu Chương Dương, đến cầu chui thì rẽ phải đi theo đường 5. Đi qua ngã tư Thạch Bàn đến đường rẽ bên phải vào đường Ngô Xuân Quảng thì các bạn đi theo đường Ngô Xuân Quảng là tới trường Nông Nghiệp.
Còn nếu các bạn đi qua cầu Vĩnh Tuy thì đi theo đường Cổ Linh, không cần ra đến đường 5. Thời gian chụp đẹp nhất là vào lúc sáng sớm, nắng chưa gắt.

Hồ sen Quan Sơn

Nếu các bạn có thời gian để đi được xa hơn thì đây là một địa điểm tuyệt vời để chụp ảnh sen. Hồ Quan Sơn thuộc địa phận 5 xã, huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội khoảng 50km theo đường đi Vân Đình. Từ Hà Nội các bạn đi xuống Hà Đông, đến Ba La thì rẽ trái đi Vân Đình. Khi đi qua thị trấn Vân Đình, các bạn đi men theo đê tới ngã tư thị trấn Đại Nghĩa thì đi thẳng qua một cánh đồng là đến hồ Quan Sơn.
Hồ Quan Sơn là một quần thể hồ nước với núi đá vôi và thảm thực vật phong phú gồm có sen, trang trang… Các bạn có thể thuê thuyền đi dạo quanh hồ ngắm cảnh và chụp ảnh với giá 100k/thuyền.

 THÁNG 7: HOA HƯỚNG DƯƠNG
Với vẻ đẹp rực rỡ được ví như ánh mặt trời, hoa hướng dương luôn thu hút mọi ánh nhìn. Vào thời gian này các bạn có thể mua hoa hướng dương ở đường Chùa Bộc, có một anh luôn luôn bán hoa ở đây, và vườn hoa nhà anh cũng là một điểm chụp ảnh hoa hướng dương luôn, nằm ở gần khu vực bãi đá sông Hồng, các bạn có thể liên hệ với anh ấy để vào vườn chụp ảnh.
Ngoài ra, khu vực làng hoa Nhật Tân, bãi đá có nhiều vườn trồng hướng dương, giá vào cửa từ 30-50k/người.
Địa điểm du lịch chụp ảnh Hà Nội 4 mùa

ĐỊA ĐIỂM CHỤP ẢNH HOA ĐẸP MÙA THU – THÁNG 8, THÁNG 9: HOA SỮA, HOA XÀ CỪ

Cũng nhỏ bé như hoa xưa, hoa xà cừ và hoa sữa cũng khó nhận ra được bằng mắt và thường tới với người ta bằng hương. Người ta cũng thường không chụp ảnh những loài hoa này mà thưởng thức hương thơm của nó qua từng con phố.

THÁNG 10: DÃ QUỲ, HOA SÚNG

Dã quỳ

Dã quỳ cũng là một loại hoa thuộc họ cúc, nhưng hoang dã hơn nhiều và chỉ mọc ở nơi có không khí lạnh. Vì vậy, các bạn sẽ tìm thấy dã quỳ ở các khu vực đỉnh núi như Vườn quốc gia Ba Vì. VQG trồng khá nhiều dã quỳ ở đường lên đỉnh núi để du khách có thể ngắm nhìn và chụp ảnh.

– Vườn quốc gia Ba Vì

Vườn quốc gia Ba Vì cách trung tâm thành phố khoảng 60km về phía Láng – Hòa Lạc. Các bạn đi theo đại lộ Thăng Long tới Hòa Lạc thì rẽ phải đi về hướng Sơn Tây. Tới ngã tư có đèn giao thông (bên phải đi Sơn Tây, đường thẳng đi Đường Lâm) thì rẽ trái, đi thẳng sẽ có biển rẽ trái vào vườn Quốc gia Ba Vì.
Giá vé vào rừng là 20k/người. Ngay cổng rừng có một vạt dã quỳ rất lớn và trên đường đi sâu vào rừng đều có rất nhiều dã quỳ mà các bạn có thể dừng lại và chụp ảnh. Trên đỉnh núi có rất nhiều dã quỳ nhưng hiện nay khách tham quan đã bị cấm đi lên đỉnh núi. Các bạn có thể kết hợp đi lễ Đền Thượng và ghé thăm nhà thờ cổ.

Hoa súng

Nhắc tới Chùa Hương, chắc hẳn ai cũng nghĩ tới suối Yến với thuyền ghe tấp nập mùa lễ hội. Nhưng từ cuối tháng 10 hàng năm, suối Yến còn khoác lên mình một bộ áo mới, mang một nét đẹp mới, tĩnh lặng và lãng mạn vô cùng. Bởi vì đó chính là thời điểm suối Yến vào thu, cũng là vào mùa hoa súng tím nở đầy mặt nước. Ngay cả thời tiết mùa thu có mang đến những cơn mưa thì suối Yến vẫn đẹp một cách đáng để các bạn chiêm ngưỡng.

Hướng dẫn đi chùa Hương các bạn có thể đọc ở phần tháng 3.



 THÁNG 11: CÚC HỌA MI
Khi cúc họa mi tràn ngập những con phố cũng là lúc báo hiệu mùa đông sắp tràn về. Khắp các ngả đường, góc phố lại tràn ngập một màu trắng muốt của những bông cúc trắng nhỏ xinh.
Rất nhiều các bạn trẻ tới những vườn hoa ở Quảng Bá, Nhật Tân để chụp ảnh với cúc họa mi. Hay các làng hoa gần Hà Nội như Tây Tựu cũng có trồng nhiều.

THÁNG 12: HOA CẢI

Hoa cải được trồng nhiều ở các khu vực ngoại thành vì ở các khu vực trồng rau, người nông dân thường dành một khoảng ruộng nhỏ để trồng rau cải để đến khi ra hoa, thành hạt và lấy hạt đó làm giống. Chính vì vậy mà chúng ta mới có cơ hội được chiêm ngưỡng các cánh đồng hoa cải. Với nhu cầu chụp ảnh hoa cải cao hơn trong những năm gần đây, rất nhiều vườn hoa cải đã được trồng để cho khách vào vườn chụp ảnh với giá 20-30k/người.

Đê sông Đuống

Từ trung tâm Hà Nội, các bạn đi qua cầu Chương Dương tới thẳng cầu Đuống, đi qua cầu Đuống khoảng 200m thì rẽ phải vào đường đê đi về phía cầu Phù Đổng. Khoảng 3km các bạn sẽ gặp vườn cải ở ngay chân đê.
Dọc bờ sông Đuống, khu vực thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh cũng có rất nhiều vườn cải đẹp.
Với chuyến đi trong vòng 1 ngày, các bạn có thể kết hợp đi chơi các điểm ở Bắc Ninh như Đền Đô hoặc Phật Tích…

Yên Viên, Gia Lâm

Để tới khu vực này các bạn đi qua cầu Đuống, qua lối rẽ vào làng Ninh Hiệp, chếch bên trái là đường rẽ vào khu vườn cải ở Yên Viên, Gia Lâm. Nếu đi xe bus các bạn có thể bắt thẳng xe bus số 10 tới đây. Quanh khu vực này các bạn có thể đi chơi chợ Ninh Hiệp hoặc chụp ảnh ở ga Yên Viên trong vòng 1 buổi sáng và quay về Hà Nội và buổi chiều.
Địa điểm du lịch chụp ảnh Hà Nội 4 mùa

Thị trấn Trâu Quỳ

Ngay ngã ba gần cổng trường Đại học Nông nghiệp, rẽ phải vào khoảng 2km có một cánh đồng cải rất lớn mà các bạn có thể chụp ảnh một cách thoải mái.

ĐỊA ĐIỂM CHỤP ẢNH HOA ĐẸP QUANH NĂM Ở HÀ NỘI

Thực tế thì ở các khu vực làng hoa như Quảng Bá, Nhật Tân, Tây Tựu, Mê Linh… các bạn có thể thấy quanh năm hoa nở rực rỡ. Mùa nào hoa đó, có rất nhiều vườn hoa thu phí ở những khu vực này để các bạn chiêm ngưỡng…
Hoa bướm
Hoa bách nhật
Hoa thược dược
Năm nay còn có thêm 1 đia điểm chụp ảnh hoa đẹp ở Hà Nội nữa để chụp ảnh các loài hoa, đó là thung lũng hoa Hồ Tây (khu vực trước trồng sen cạnh công viên Hồ Tây). Ngoài những loài hoa phổ biến, ở đây còn có cả những loài hoa đặc trưng của các vùng miền được chủ vườn mang về trồng để phục vụ khách chụp ảnh như: tam giác mạch Hà Giang…Giá vé vào cửa là 80k/người lớn, 50k/trẻ em.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI CHỤP ẢNH HOA

  • Thường chụp ảnh với hoa không chọn lúc nắng gắt, nên chụp vào sáng sớm đến khoảng 9h sáng là đẹp nhất.
  • Vào vườn các bạn nên lưu ý chụp ảnh nhưng phải giữ gìn quang cảnh chung, không nên hái hoa, bẻ cành hay dẫm nát hoa. Kể cả mình trả phí nhưng cũng nên thể hiện mình là khách văn minh.
  • Các khu vực vườn thu phí thường cung cấp cả dịch vụ thuê đồ hay trông xe, sử dụng dịch vụ nào đều tính phí dịch vụ đó nên các bạn lưu ý phí vào cửa không phải là phí trọn gói

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

du lịch chùa hương - Hà Nội

Du lịch Chùa Hương là một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc. Đây là một khu quần thể Chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi. Mọi người thường đi Chùa Hương vào dịp Lễ Hội Chùa Hương từ tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch. Nhưng du lịch Chùa Hương bạn có thể đi quanh năm. Và nếu đi vãn cảnh thì nên tránh mùa lễ hội ra. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ chi tiết về Du Lịch Chùa Hương.

Đi Chùa Hương

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. Đi Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong ngày, vào mùa lễ hội Chùa Hương, do dân tình ở xa đến nên hay nghỉ trọ lại 1 đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ. Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào?

Theo tôi bạn nên tránh đi vào dịp Hội Chùa Hương ra, vì đây là khoảng thời gian rất đông và xô bồ, dịch vụ thì bị chặt chém. Thời gian nên đi, tất cả các tháng trừ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Nếu bạn đi Lễ thì phải đi vào dịp lễ Hội rồi.

Xe bus đi Chùa Hương

Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi Chùa Hương bằng xe buýt. Điểm đón xe buýt đi Chùa Hương là ở bãi xe Hà Đông cũ, trên đường Trần Phú. Đi đến bãi xe này bằng tuyến xe bus số 1 hoặc 2 đi Hà Đông, khi lên xe bạn nhớ hỏi lái xe cho dừng ở bến xe Hà Đông cũ, bắt xe buýt đi Chùa Hương.
Số xe bus là 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 211 này.
Ngoài ra còn có xe 78 đi Tế Tiêu từ bến xe Mỹ Đình (đi đường Nam Thăng Long qua Nguyễn Trãi tới Ba La rồi đi Tế Tiêu). Xe 75 đi từ bến xe Yên Nghĩa (bạn có thể bắt xe bus số 01 và 02 để tới bến xe Yên Nghĩa).

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

Các điểm thăm quan ở Chùa Hương

Nếu đi trong ngày bạn nên thăm Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích. Đây là 2 điểm nổi bật ở Chùa Hương. Bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo lên đỉnh Hương Tích. Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi. Bên trong có bầy biện các tượng Phật, thiết kế và trang trí như trong Chùa. Thông tin chi tiết về Chùa Hương tại wikipedia

Các tuyến thăm quan thắng cảnh Hương Sơn

  • Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng. (tuyến chính)
  • Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài
  • Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm
  • Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn
Với tuyến 1 thì bạn có thể đi trong ngày từ Hà Nội, nếu đi 2 ngày thì ngày 2 đi thêm tuyến Tuyết Sơn hoặc Long Vân.
du lịch chùa hương - Hà Nội

Phượt Chùa Hương

Với các bạn đi Phượt bằng xe máy, mình có lời khuyên: đoạn từ Bình Đà đến thị trấn Kim Bài hay có Áo Vàng đứng ở đoạn giữa cánh đồng. Áo Vàng hay bắt các lỗi nhỏ như không gương, thiếu giấy tờ. Các bạn đi nên mang theo giấy tờ đầy đủ.

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Mình hay dẫn khách nước ngoài đi Chùa Hương, giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 140.000 cho 2 chiều và 90.000 cho 1 chiều.

Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Phố Cổ Hà Nội (chi tiết ăn uống và đi lại)

Nhà Hàng ăn uống tại Chùa Hương

Ăn uống ở Chùa Hương vào mùa lễ hội sẽ rất đắt. Dọc hai bên đường lối lên Hương Tích có rất nhiều nhà hàng và quán bán đồ lưu niệm. Có đầy đủ dịch vụ Ăn Ngủ Nghỉ cho Phật Tử dọc hai bên đường lên núi. Vào mùa vắng khách, mình hay dẫn khách ăn tại nhà hàng Mai Lâm, nhà hàng này có chất lượng ăn uống tốt nhất ở Chùa Hương (theo mình đánh giá). Nhà hàng có bãi đỗ xe ở Suối Yến, vị trí nhà hàng ở ngay chân núi đường lên Thiên Trù. Bạn nào cần đặt ăn hoặc lấy số điện thoại cứ liên hệ mình ở comments phía dưới.

Tour Du Lịch Chùa Hương

Vì là làm Guide nên mình nắm khá rõ giá tour đi Chùa Hương. Từ Hà Nội có nhiều công ty có tour đi Chùa Hương hàng ngày. Giá giao động từ 550.000 đến 650.000 với tour ghép và khoảng 1.000.000 với khách đi lẻ. Vào mùa lễ hội có thể tăng hơn 1 chút.
du lịch chùa hương - Hà Nội

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

du lịch phố cổ hà nội

Tôi đi đã có khá nhiều bài viết về điểm du lịch Hà Nội, trong đó có các bài về lịch trình, các điểm du lịch quanh Hà Nội. Tuy nhiên để đi sâu về 1 góc nào đó của thủ đô thì vẫn chưa. Bài viết này được viết sau một ngày lang thang khu vực Du lịch Phố Cổ Hà Nội của Andy. Nó sẽ giúp bạn có thể tự khám phá phố cổ Hà Nội theo cách riêng của bạn. Bạn có thể đi theo lịch trình này, hoặc dựa vào đó để tự khám phá theo cách riêng của bạn.

Khu vực Phố Cổ Hà Nội nằm ở đâu?

Khu vực Phố Cổ Hà Nội tập trung chủ yếu ở quận Hoàn Kiếm, nằm ở phía Bắc và Tây của Hồ Hoàn Kiếm. Nơi đây tập trung nhiều dân cư sinh sống, nơi có 36 phố phường (theo cách gọi xưa) buôn bán nhiều mặt hàng. Mỗi phố đều tập trung bán 1 loại mặt hàng riêng biệt (gọi là buôn có bạn, bán có phường). Khi đi Du lịch Hà Nội thì bạn nên ở quanh khu vực trung tâm này, vừa tiện đi lại, vừa tiện vui chơi thăm thú.

Xem thêm : Kinh nghiệm du lịch giá rẻ

Các điểm du lịch Phố Cổ Hà Nội

Đây không phải là tất cả những điểm du lịch có trong phố cổ, phạm vi khu vực phố cổ rất rộng và có nhiều điều để khám phá. Nhưng những điểm dưới đây là những điểm bạn nên tới thăm quan và thưởng thức ẩm thực Hà Nội. Sẽ còn những điểm khác mà Andy sẽ trình bầy trong những bài viết khác. Các điểm mà Andy lựa chọn dưới đây nằm ở 1 phần của khu vực phía bắc phố cổ.
  • Chợ Đồng Xuân: khu buôn bán tấp nập với nhiều mặt hàng, đa phần là bán buôn, nếu bạn mua lẻ thì sẽ giá cao hơn chút. Đi để hiểu thêm về 1 khu chợ lâu đời với những quang cảnh mua bán rất Hà Nội.
  • Ô Quan Chưởng: 1 trong 5 cửa ô còn sót lại, với chiếc cổng thành đã được tu sửa để có thể đứng vững với thời gian.
  • Ngõ Đồng Xuân: nơi bạn có thể thưởng thức các món ăn đường phố rất Hà Nội, như Bún Riêu, bún Ốc, bún miến Ngan, Phở, đặc biệt là có các món Chè ăn vào mùa Hè rất ngon và mát (bạn nên thử món chè Mã Thầy, ăn như thạch lựu nhưng là nhân Mã Thầy bên trong). Các món ăn đều có giá từ 25.000 đ, còn chè từ 15.000 đ. Bạn nên thưởng thức Bún Ốc, riêu và Chè (2 hàng đối diện nhau).
  • Trà Chanh chém gió: có nhiều điểm trà chanh quanh phố cổ lắm, nhưng trong khu vực này thì bạn có thể tới điểm Trà Chanh ở Chợ Gạo và Đông Thái. Buổi tối ngồi đây mát hơn ngồi ở Bờ Hồ nhiều, ngoài trà chanh còn có Chè, cũng đủ hầm bà lằng các loại chè luôn.
  • Đền Bạch Mã: ngồi đền cổ từ thời Lý, gắn với sự tích xây thành Thăng Long. Đây cũng là 1 trong tứ trấn của Thăng Long xưa (đền Bạch Mã trấn giữ phía đông thành). Nếu bạn đam mê lịch sử thì đây là điểm không thể bỏ qua rồi.
  • Bún Chả hàng Buồm: tuy không ngon bằng Bún Chả Hàng Mành, nhưng rẻ hơn, dân dã phù hợp hơn với các bạn sinh viên và Phượt. Giá khoảng 25k / tô, bún Hàng Mành thì khoảng 60k / tô, ăn đã đời nhưng cũng mắc hơn.
  • Nhà Cổ 87 Mã Mây: ngôi nhà cổ còn lưu giữ nhiều nếp sinh hoạt của người Hà Nội. Với nét kiến trúc đậm chất Hà Nội đầu thế kỷ 20.
  • Café Shot 60 Phất Lộc: quán mới toanh luôn, cũng vừa khai trương tháng 5/2014 thì phải. Quán hướng tới những vị khách yêu thích Nhiếp Ảnh, nội thất và cách bài trí khá độc đáo. Bạn nên tới đây vào ban ngày, sau khi đã đi dạo phố buổi sáng và ăn trưa. Quán nằm trong ngõ Phất Lộc, con ngõ có hàng Bún Đậu Mắm tôm rất nổi tiếng. Bạn có thể thưởng thức bún xong rồi qua quán nhâm nhi, thư giãn nghỉ ngơi để tiếp tục 1 buổi chiều dạo phố.
Xem thêm : 88 Món Ngon Hà Nội không thể bỏ qua
  • Bia Hơi tại Lương Ngọc Quyến: uống đã đời với Bia Hơi Hà Nội, giới trẻ Hà Nội hay tới đây vào cuối chiều đầu buổi tối để lê la bia bọt và chém gió. Cũng thú vị nếu bạn hòa cùng vào không khí đó, chỉ là vui và refresh lại sau 1 ngày mệt mỏi.
  • Ô Mai Hồng Lam ở 11 Hàng Đường: địa chỉ tin tưởng để mua những món quà ý nghĩa cho những người bạn phương Nam. Đa số bà con đều mua ít món này làm quà.
  • Ốc luộc ở phố Đinh Liệt: ăn vào buổi tối nhé, Ốc có từ 4h30 chiều đến tối, vì bạn ở khách sạn trên phố cổ thì đây là chỗ ăn ngon và gần chỗ bạn ở. Có nhiều quán ngon hơn nhưng mà đi xa lắm. Dân du lịch thì cứ ghé đây là cũng có những bát Ốc đậm chất xứ Hà Thành rồi.
  • Lòng xào, Phở xào ở phố Nguyễn Siêu: ăn chơi và cũng ăn no được, quán mở vào buổi tối từ 19h nhé. Quán nằm đối diện quán Acoustic Café (số 7 Nguyễn Siêu). Món này ăn ngon đừng hỏi, ngồi vỉa hè thôi nhưng sạch sẽ. Bạn cứ order món Lòng xào, và Phở xào, gọi vừa thôi, ăn đến đâu gọi đến đó kẻo lại thừa.
  • Bánh Mì 25, địa chỉ 25 Hàng Cá, quán bánh mì nhỏ vỉa hè mới khai trương nhưng đã thu hút khá nhiều du khách bởi Hương vị Bánh Mì cổ truyền Hà Nội. Bánh ăn thơm được làm từ bột mì nguyên chất, nhân bánh là những hương vị cổ truyền từ thời Pháp như Pate, Dăm bông, cùng với dưa chuột. Quán mở hàng ngày từ 7h00 sáng cho tới 20h00 tối. Liên hệ chủ quán: anh Phương 0977668895
Rồi xong màn giới thiệu qua, giờ đến phần lịch trình và tư vấn về khách sạn quanh khu vực các điểm thăm quan trên.

Xem thêm : Tổng hợp Kinh nghiệm Du lịch Hà Nội

du lịch phố cổ hà nội

Khách sạn khu vực phố cổ Hà Nội

Khu vực Phố Cổ Hà Nội là trung tâm của thành phố, là nhịp đập trái tim thủ đô. Nơi đây diễn ra rất nhiều các hoạt động thương mại và du lịch. Do đó mật độ khách sạn tương đối lớn và đa dạng. Bạn có thể lựa chọn đủ mọi loại hình khách sạn từ Nhà nghỉ đến khách sạn 5 sao. Bạn có thể xem bản đồ khu vực khách sạn giá rẻ ở bản đồ phía trên, ở 3 khu vực đó thì khách sạn có giá từ 300k – 500k (với hạng từ 1 đến 3 sao). Ba khu vực đó cũng thuận tiện cho việc đi lại thăm quan khu vực Phố Cổ.
Với khuôn khổ bài viết này thì bạn có thể chọn các khách sạn ở khu vực phố Hàng Bè, Mã Mây, Thuốc Bắc, Hàng Mã, Gia Ngư, Hàng Bạc, đây đều là các con phố gần với các điểm thăm quan mà Andy đã list ở trên. Tham khảo một số khách sạn phố cổ tại đây.

Lịch trình du lịch khám phá Phố Cổ Hà Nội 1 ngày

Từ các khách sạn bạn ở, bạn có thể chọn đi bộ theo các điểm gần chỗ bạn trước, không nhất thiết phải đi theo lịch trình này. Lịch trình dưới đây là một lịch trình gợi ý, nếu thích bạn có thể đi taxi đến điểm đầu rồi cứ thế đi theo lịch trình.
Phương tiện di chuyển: đi bộ, hoặc xe đạp (bạn nhớ khóa và gửi xe cẩn thận)
8h00: đi bộ, xe đạp, hoặc taxi tới ngõ Đồng Xuân trên phố Hàng Chiếu. Tại đây bạn có thể ăn sáng các món ăn như Bún Ốc, Bún Riêu, Phở v.v.v.
8h30: thăm quan Chợ Đồng Xuân nằm ngay cạnh đó, có thể hỏi đường người dân. Thăm quan vòng quanh chợ, không cần phải đi hết, chỉ cần thăm tầng 1 là đủ.
9h00: đi bộ tiếp tới Ô Quan Chưởng, chụp ảnh lưu niệm cửa Ô duy nhất còn lại nguyên dấu tích cổng thành.
9h30: tiếp tục hành trình với Đền Bạch Mã. Nếu sau khi thăm quan ở đây đã là trưa khoảng 11h (vì có bạn xuất phát muộn), thì bạn có thể ăn trưa tại quán Bún Chả Hàng Buồm, đi ngược lên phía Mã Mây 1 tý, thấy khói chả nướng thì là quán ở đó.
10h15: tiếp tục đi qua các con phố tới thăm nhà cổ 87 Mã Mây. Nhớ chuẩn bị 10k vé vào cửa, sau khi thăm quan nếu bạn mỏi chân thì ghé luôn vào quán café Nola (cách 1 nhà), quán nằm trong ngõ và có phong cách bài trí ấn tượng.
11h00: ghé thăm đình Kim Ngân tại 42-44 phố Hàng Bạc, ngôi đền thờ tổ nghề Kim Hoàn ở phố Hàng Bạc.
12h00: ăn trưa tại Bún Đậu Mắm Tôm ngõ Phất Lộc, nếu bạn không ăn được mắm tôm thì có thể gọi nước mắm. Nhớ đừng quên gọi thêm Chả Cốm nhé. Ngoài bún đậu bạn cũng có thể ăn Bún Chả, quán nằm ngay đầu ngõ Phất Lộc phí đầu phố Hàng Mắm.
12h45: sau khi ăn trưa xong bạn có thể nghỉ ngơi thư giãn ở Shot Café tại 60 Phất Lộc. Quán có không gian thoáng đãng và trang trí bầy biện khá đẹp.
14h00: bạn có thể tiếp tục hành trình thăm Đền Ngọc Sơn và Hồ Hoàn Kiếm.
15h00: nếu bạn thích xem Múa Rối Nước thì có thể mua vé xem, Rạp Múa rối Nước Thăng Long nằm ngay cạnh gần đền Ngọc Sơn.
16h00: mua sắm quà cho người thân, ăn Ốc tại Phố Đinh Liệt hoặc uống Bia hơi tại phố Lương Ngọc Quyến.
19h00: ăn tối Lòng Xào Phở Xào trên phố Nguyễn Siêu, hoặc món đặc sản Chả Cá, có thể ăn ở Chả Cá Thăng Long 21 – 31 Đường Thành.
20h00: dạo phố, nếu đi vào dịp cuối tuần thì bạn có thể tham gia Chợ Đêm trên phố Hàng Ngang Hàng Đào. Nếu không có café tại các quán gần Hồ Gươm. Trà chanh ở phố Chợ Gạo.

Xem thêm : Kinh nghiệm du lịch Hải Phòng giá rẻ

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

kinh nghiệm du lịch Hà Nội


Du lịch Hà Nội là một thành phố cổ kính và bình yên. Có rất nhiều điểm để đi thăm quan tại Hà Nội. Nếu bạn lần đầu đến thì đừng bỏ qua những địa danh chính của Hà Nội như : Lăng Bác, Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, cầu Long Biên. Việc đi lại ở Hà Nội rất dễ dàng, bạn có thể đi taxi, xe ôm, xe đạp hay bất cứ loại phương tiện nào bạn muốn. Về thời gian thăm quan ở Hà Nội thì còn tùy vào bạn muốn đi những đâu, vì ngoài là 1 điểm thăm quan, Hà Nội còn là một điểm trung chuyển đi lại giữa các tình phía bắc.

Một ngày ở Hà Nội nên đi những đâu

Sáng sau khi đã ăn Phở Hà Nội, bạn nên xuất hành đến Lăng Bác trước, vì lăng mở cửa vào buồi sáng, ngoại trừ thứ 2 và thứ 6 đóng cừa. Tiếp đến bạn đi Văn Miếu, trưa ăn bún chả hoặc bánh cuốn nóng trên phố cổ. Chiều dạo quanh hồ Hoàn Kiếm, thong dong trên phố cổ, đi qua nhà hát lớn và khu phố Pháp, tự do mua sắm một số đồ lưu niệm, thưởng thức các món ăn vỉa hè. Khi mỏi chân bạn có thể ghé thăm một số quán cafe để tận hưởng cảm giác nhìn phố phường Hà Nội (cafe phố cổ trên Hàng Gai, hoặc 1 số quán có view đẹp hơn trên tòa nhà Hàm Cá Mập gần hồ Gươm). Cuối chiều bạn có thể đi bộ hoặc xe đạp lên cầu Long Biên, ngắm một khúc sông hồng đang lững lờ chảy bênh cạnh một đô thị náo nhiệt. Tối đến bạn nên thử ăn đồ nướng trên phố Hàng Bông, ăn ốc trên phố Đinh Liệt, nem chua rán ngõ Tạm Thương phố Hàng Bông. Trà đá chém gió trên phố Lý Thái Tổ.
Giá vé thắng cảnh : 20k Văn Miếu, Đền Ngọc Sơn, nhà tù Hỏa Lò. Bảo Tàng dân tộc học 25k.
kinh nghiệm du lịch Hà Nội

Những địa điểm ăn uống tại Hà Nội

Sáng bạn nên ăn Phở, để thưởng thức món ăn độc đáo này, nếu là người sành ăn thì bạn sẽ nhận ra chỉ có Phở Hà Nội là ngon nhất. Hai quán Phở ngon ở Hà Nội là : Phở Bát Đàn (49 Bát Đàn, gần phố cổ), Phở Thìn (11 Lò Đúc). Ăn trưa : Bún Chả Hàng Mành ở 67 Đường Thành, hoặc Bún Chả 47c Mai Hắc Đế, theo cảm nhận của mình thì bún ở MHD ngon hơn, chủ hàng set suất ăn hợp lý. Ngoài ra các cửa hàng Bánh Cuốn cũng là một lựa chọn, Bánh Cuốn Thanh Vân ở 14 Hàng Gà, hoặc chuỗi cửa hàng Bánh Cuốn Gia An. Tối bạn có thể thưởng thức đồ nướng trên phố Hàng Bông, ăn ốc ở phố Đinh Liệt. Nem Tai Bà Hồng 35 Hàng Thùng. Cafe Phố Cổ trong ngõ 11 Hang Gai là một địa chỉ đã lâu, có view đẹp nhìn ra hồ Hoàn Kiếm. Nếu bạn muốn thưởng thức một hương vị cafe đúng chất thì bạn nên ra Cafe Lâm 60 Nguyễn Hữu Huân.

Dùng phương tiện gì để đi du lịch ở Hà Nội

Bạn có thể kết hợp taxi và walking, hoặc đi xe đạp. Đi lại loanh quanh Hà Nội không có gì khó. Các điểm du lịch xa trung tâm bạn có thể đi bằng xe máy, đi xe bus hoặc thuê ô tô riêng.

Du lịch Hà Nội

Quanh Hà Nội có rất nhiều điểm du lịch bạn có thể đi với thời gian 2 ngày cuối tuần, hoặc thậm chí 1 ngày cuối tuần. Để lựa chọn cho đúng sở thích và mục tiêu của chuyến đi bạn nên tham khảo một số thông tin dưới đây của Tôi Đi để có một chuyến đi phù hợp và lý thú. Bài viết này là bài viết tổng quát về các Điểm Du lịch gần Hà Nội, nếu có thời gian mình sẽ viết chi tiết hơn các điểm du lịch này, cũng như các thông tin cần thiết.

Du lịch nghỉ dưỡng quanh Hà Nội

Bạn mong muốn một chuyến đi thư giãn và nghỉ ngơi, có thời gian bên gia đình và chăm sóc người thân. Bạn nên lựa chọn các điểm đến sau đây:
  • Tam Đảo: khoảng cách 80km
  • Hồ Đại Lải: 50km
  • Các khu resort và nghỉ dưỡng quanh chân núi Ba Vì: Đầm Long, Suối Tiên, Hồ Tiên Sa…
Khu du lịch núi Ba Vì (có bể bơi, có không gian thoáng để cắm trại). Các điểm du lịch này thường có sẵn tiện nghi du lịch, có nhà nghỉ đạt chuẩn, có nhiều dịch vụ đi kèm. Thích hợp cho các chuyến đi thư giản và giải trí.
Về phương tiện bạn có thể đi xe Ô tô riêng của gia đình hoặc đi xe máy theo nhóm bạn.
Vườn quốc gia Ba Vì và làng cổ Đường Lâm là một điểm đến cho những bạn thích phong cảnh và đồng quê. Có thể kết hợp 2 điểm này lại đi trong 1 ngày hoặc đi từng điểm 1 ngày. Nên đi xe máy để tận hưởng một cuộc phưu lưu tự do. Bạn phóng xe máy lên đến đỉnh của núi Ba Vì, leo núi lên đền Thượng và đền thờ Bác Hồ, trên đường xuống ghé thăm Nhà Thờ đổ và ngắm cảm nhận hương vị thanh khiết của núi rừng. Chiều thăm làng cổ Đường Lâm, gửi xe và đi dạo quanh làng, thăm một số ngôi nhà cổ hơn 300 năm tuổi, thăm chùa Mía và 2 ngôi mộ Vua Ngô Quyền, Phùng Hưng. (Đọc chi tiết về Du Lịch Làng Cổ Đường Lâm)

Du Lịch Làng Nghề gần Hà Nội

Các làng nghề nổi tiếng quanh Hà Nội, trong đó phải kể đến: Làng Gốm Bát Tràng, Làng lụa Vạn Phúc, Làng Nón Chuông, đây là 3 làng nghề mà mình thấy thú vị và bổ ích khi đi thăm quan.
Làng Gốm Bát Tràng: bạn có thể đi trong ngày. Đến đây bạn sẽ trực tiếp được xem người làng Bát Tràng sản xuất các sản phẩm về Gốm, được tìm hiểu qui trình sản xuất. Và hơn nữa bạn sẽ được trực tiếp Nặn Gốm, tự tao ra những hình thù và sản phẩm theo ý bạn. Các điểm thăm quan trong làng: Chợ Gốm, gia đình làm Gốm, Đình Làng, những lò gốm ven sông Hồng. Có 2 cách đi đến Bát Tràng. Bạn có thể mua tour du lịch Sông Hồng, tìm hiểu thêm về loại hình tour này trên google nhé. Có nhiều tuyến đi đường thủy chạy dọc Sông Hồng xuôi về tận Hưng Yên (qua các địa danh như: Chùa Chuông, Chử Đồng Tử, Bát Tràng v.v.v). Cách thứ 2 là bạn đi đường bộ, qua cầu Chương Dương hoặc cầu Thanh Trì, men theo đê là tới Bát Tràng. Có thể đi xe đạp, xe máy hoặc xe Bus số 47 từ Long Biên đi Bát Tràng, còn từ địa chỉ bạn ở đi thế nào thì phải tra thêm nhé.
Thông thường đi Bát Tràng là cũng mất cả ngày rồi đấy nhé.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội giá rẻ

Làng Lụa Vạn Phúc là nơi sản xuất các loại lụa tơ tăm nổi tiếng. Đa phần du khách đến đây là để ngắm nhìn và mua các sản phẩm Lụa. Bạn cũng có thể tìm hiểu về lịch làng nghề cũng như các qui trình sản xuất ở đây. Mua Lụa làm quà bạn nên lựa chọn kỹ, ở đây cũng có một số cửa hàng trộn hàng kém chất lượng vào bán. Về cách đi lại thì bạn có thể đi đường Nguyễn Trãi xuống Hà Đông, rẻ phải đi 1 đoạn là tới. Ngoài ra bạn có thể đi đường Lê Văn Lương kéo dài. Nếu đi Lụa Vạn Phúc bạn nên kết hợp đi thăm 1 số chùa ở Hà Tây cũ như: Chùa Trăm Gian, chùa Trầm, hoặc xuôi dọc sông Đáy (thăm quan làng quê đồng bằng Bắc Bộ).
Mình đã có lần đi với nhóm bạn dọc Sông Đáy, xuôi từ Làng Chuông qua các làng, rồi ngược về Chúc Sơn, thăm chùa Trầm. Dọc đường cũng có khá nhiều nhà thờ đẹp.
Làng Chuông nổi tiếng với việc sản xuất Nón, hàng tháng đều có chợ phiên, nơi tập trung các thương nhân buôn Nón từ khắp các nơi đến buôn bán. Bạn nên chọn những ngày có chợ Phiên để thăm quan. Bạn cũng có thể kết hợp đi Chùa Hương vì Làng Chuông nằm ngay trên con đường đi Chùa Hương và Vân Đình. Nên kết hợp đi làng Chuông và 1 số địa danh mình đã kể ở trên.

Các ngôi Chùa quanh Hà Nội

Các ngôi chùa trong Phố và trong nội thành mình không nhắc tới, với những ngôi chùa đó bạn có thể đi thăm quan Hà Nội 1 ngày khu vực nội thành. Một số ngôi chùa khác cũng khá nổi tiếng bạn nên ghé thăm đó là: Chùa Thầy, Chùa Đậu, Chùa Bối Khê, một số ngôi chùa đã kể ở trên, và đặc biệt là quần thể chùa ở Chùa Hương. Nếu đi hết các chùa này cũng phải mất 2 ngày là ít. Với chùa Hương bạn sẽ mất 1 ngày để thăm quan, bạn đọc qua bài: Kinh Nghiệm Du lịch Chùa Hương

Du lịch Bắc Ninh 1 ngày

Bắc Ninh khá gần Hà Nội và cũng có nhiều thắng cảnh đẹp và ý nghĩa lịch sử như: Đền Đô (thờ 8 vị vua Lý), Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, làng Tranh Đông Hồ, làng Gốm Phù Lãng, đền Bà Chúa Kho, chùa Phật Tích, Hội Lim (quê hương Quan Họ) v.v.v . Để có thêm thông tin về Du lịch Bắc Ninh bạn có thể đọc qua bài viết sau:
kinh nghiệm du lịch Hà Nội
du lịch Hà Nội

Điểm nhấn (must see) : một loạt di tích lịch sử ngàn năm văn hiến như : Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc, thành cổ Thăng Long. Các địa danh nổi tiếng khác của Hà Nội như : Hồ Hoàn Kiếm, Cầu Long Biên. Một số bảo tàng nên ghé thăm : Bảo tàng Dân Tộc Học, bảo tàng Quân Đội. Tìm hiểu cuộc sống người Hà Nội khi đi dạo Phố Cổ.
Đặc sản : Chả Cá Lã Vọng, Bún Chả, Phở, và nhiều món Ngon khác. Xem thêm bài viết về Ẩm thực Hà Nội.
Thời gian : đi trong ngày, đi 2 ngày (nếu bạn đi thêm các điểm ở ngoại thành như: Bát Tràng, hay Cổ Loa, Chùa Hương v.v.v)
Phương tiện : xe ô tô tự lái, xe taxi, xe bus, hoặc đơn giản là đi xe máy.

Đọc thêm bài giới thiệu chia sẻ các điểm Du lịch Gần Hà Nội :
  • Một ngày ở Hà Nội nên đi những đâu
  • Đi Chùa Hương như thế nào
  • Đi Làng Cổ Đường Lâm
  • Chơi gì ở Bắc Ninh 1 ngày
  • Thăm Làng Chuông Chùa Trầm 1 ngày
  • Một ngày Du lịch Phố Cổ Hà Nội
  • Kinh nghiệm đi Làng Gốm Bát Tràng 1 ngày

Lịch trình Tour Du lịch Hà Nội 1 ngày

Với 1 ngày ở Hà Nội và là lần đầu đến Hà Nội bạn nên đi thăm quan các điểm đến nổi bật. Dưới đây mình sẽ đưa ra lịch trình phổ biến cho mọi người khi đi Du Lịch Hà Nội. Nếu bạn đến HN lần 2 hoặc đã đi hết các điểm du lịch nổi bật rồi thì bạn có thể chọn phương án đi các điểm Du Lịch Quanh Hà Nội.
8h00 : xuất phát từ khách sạn đi thăm quan Lăng Bác (chú ý về giờ mở cửa Lăng Bác, Lăng đóng cửa vào ngày thứ 2 và thứ 6). Nếu lăng đóng cửa bạn có thể đi lòng vòng bên ngoài chụp ảnh và vòng ra đằng sau thăm chùa Một Cột (phương án khi mà bạn phải đi vào thứ 2 và thứ 6). Lưu ý là bạn sẽ phải gửi xe cũng như đăng ký vào viếng Lăng ở cửa sau, trên phố Ngọc Hà.
10h00 : tiếp tục thăm quan chùa Trấn Quốc, một ngôi chùa cổ kính lâu đời tại Hà Nội. Khoảng cách từ Lăng đến chùa khoảng 2,5km. Bạn cũng có thể chọn đi chùa trước sau đó mới vào Lăng.
10h45 : dời chùa Trấn Quốc bạn đi thẳng đến Văn Miếu (khoảng 4km). Nếu tự đi thì xin lưu ý về đường 1 chiều tại phố Quốc Tử Giám.
12h00 : Sau khi thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám bạn có thể ăn trưa tại Bún Chả trên phố Nguyễn Khuyến, hoặc Phở 24 tại phố Văn Miếu ngay cạnh đó. Còn nếu bạn không ngại đi xa thì có thể tìm quán ăn theo ý thích.
13h30 : Buổi chiều bạn có thể đi thăm Bảo Tàng Dân Tộc Học cách trung tâm chừng 8km. Ở đây bạn có thể tìm hiểu về mọi nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Nên tìm hiểu trước về các hoạt động của bảo tàng tại website chính thức của bảo tàng.
15h00 : quay lại trung tâm Hà Nội, di chuyển thẳng đến Hồ Hoàn Kiếm. Gửi xe và đi thăm quan Đền Ngọc Sơn. Sau khi kết thúc thăm đền Ngọc Sơn, nếu bạn thích tản bộ thì có thể đi dạo trong phố cổ, ghé vào mọi quán ăn vỉa hè để thưởng thức những món ăn độc đáo. Xem qua bài 88 Món Ngon Hà Nội để có thêm thông tin về ăn uống khi đi Du lịch Hà Nội.
17h30 : kết thúc chuyến thăm quan Du Lịch Hà Nội 1 ngày. Về lại khách sạn, ăn tối.
20h00 : Buổi tối bạn có một số lựa chọn sau. Đi chơi Chợ Đêm nếu ở vào cuối tuần (từ thứ 6 đến chủ nhật). Chợ đêm khá đông và bán đồ lưu niệm, các đồ linh tinh, đa số nhập từ Trung Quốc về. Bên cạnh đó cũng có một số đồ Second Hand, đồ Handmade cũng khá hay. Một số lựa chọn nếu bạn thích : có thể đạp xe đạp hoặc đi xe máy lên cầu Long Biên, hóng gió, ngồi uống Trà chanh trên Cầu, ngắm Hà Nội về đêm (lưu ý về sớm cho an toàn). Ngoài ra bạn cũng có thể uống Trà Chanh trên phố Nhà Thờ giao Lý Quốc Sư (đoạn đối diện Nhà Thờ Lớn).

Chia sẻ kinh nghiệm: Một ngày ở Hà Nội nên đi đâu

Du lịch quanh Hà Nội

Có nhiều điểm đi quanh Hà Nội trong vòng 1 ngày, như Tôi Đi đã đề cập trong bài Một Ngày ở Hà Nội nên đi đâu. Bạn có thể chọn đi Chùa Hương, Bát Tràng, Vườn Quốc Gia Ba Vì và Đường Lâm.

Lịch trình đi Du Lịch Bát Tràng 1 ngày

Bát Tràng bạn có thể đi bằng xe máy, taxi, và bus. Xe buýt thì vẫn rẻ hơn, các bạn sinh viên nên chọn cách này. Ngoài ra đi Bát Tràng còn có 1 cách đi tàu trên sông Hồng, cái này bạn thử tìm về Tour du lịch Sông Hồng xem sao nhé. Lịch trình đi Bát Tràng không có gì nhiều, rất dễ đi.
8h00 : xuất phát đi Bát Tràng. Đến Bát Tràng bằng xe bus bạn sẽ phải đi bộ 1 đoạn vào trung tâm làng, nơi có Chợ Gốm mở suốt cả ngày. Tại đây bạn sẽ đi mua sắm, thăm quan chợ, và cuối cùng là ghé vào 1 nhà nào đó để nặn Gốm. Giá 30k / người, tự nặn Gốm, tự Tô Vẽ sản phẩm, và cuối cùng là mang sản phẩm về làm quà cho bạn bè người thân.
Sau khi nặn xong, bạn sẽ phải đợi 30 phút cho sản phẩm khô. Làm gì trong thời gian này ?
11h30: khi đã nặn Gốm xong, bạn đi ăn trưa. Mình thích ăn Bún Chả ở quán đối diện Chợ, chếch chếch sang phải 1 chút, ngay cạnh quán có 1 nhà cho nặn Gốm.
12h30: tiếp tục tô vẽ hoàn thiện sản phẩm. Sau khi làm xong, bạn có thể đi dạo thêm quanh làng. Có thể đi bộ ra Sông Hồng, vào thăm đình làng và chùa ở Bát Tràng.
14h00: bắt xe bus hoặc đi xe máy về lại Hà Nội. Bạn có thể đi đường qua cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì hoặc cầu Chương Dương để về lại Hà Nội.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương
du lịch Hà Nội

Lịch trình du lịch Ba Vì – Đường Lâm 2 ngày 1 đêm

Đường Lâm và Vườn Quốc Gia Ba Vì là 2 điểm thăm quan ở ngoại thành Hà Nội. Đây là 2 lựa chọn mới cho các bạn đã đi Du lịch Hà Nội nhiều lần, hoặc những bạn có kế hoạch đi dài ngày. Nơi bạn có thể khám phá các kiến trúc cổ của làng quê Việt Nam, hít thờ không khí trong lành của núi rừng, với thời gian thăm quan ngắn từ 1 đến 2 ngày. Phương tiện di chuyển ô tô riêng hoặc xe máy.
Ngày 1
7h00: xuất phát đi Ba Vì, chạy theo đại lộ Thăng Long, qua Sơn Tây rẽ vào đường Đá Chông. Đến ngã có biển chỉ dẫn rẽ vào Vườn quốc gia Ba Vì. Xem bản đồ phía dưới.
9h00: sau khi mua vé thăm quan tại chân núi. Bạn di chuyển lên Cốt 400, tại đây có 1 khu dịch vụ du lịch. Bạn có thể liên hệ đặt phòng, gửi đồ và đặt ăn trưa tại đây. Nếu ngủ tại đây thì hỏi phòng và đặt luôn.
9h30: bạn đi xe lên khu quân sự Pháp và khu cứ điểm 600. Trên đường đi phong cảnh rất đẹp, nếu đi mùa Dã Quỳ sẽ được ngắm Hoa rất đẹp. Nếu còn thời gian thì trở ra đi thăm Nhà Thờ Đổ và Vườn Hoa Lan.
11h30: ăn trưa, có thể quay về Cốt 400 ăn nếu đã đặt ăn. Nếu mang đồ ăn đi thì bạn chỗ nào thoáng rộng cắm trại ăn trưa.
13h00: Đi bộ hoặc đi xe lên đến Cốt 1100. Đi bộ thì sẽ mệt nhưng vui và có thời gian ngắm cảnh. Lên đến Cốt 1100 thì bạn có thể chọn đi đền thờ Hồ Chí Minh hoặc đỉnh Tản Viên. Ưu tiên đi đỉnh Tản Viên trước, cảnh sắc nhìn từ đỉnh xuống khá đẹp.
16h30: lên xe xuống núi. Nghỉ tại Cốt 400 hoặc khu du lịch Hồ Tiên Sa. Nên đặt ăn tối trước để họ chuẩn bị.
Tối có thể giao lưu, đốt lửa trại, teambuilding.
du lịch Hà Nội

Ngày 2
8h00: xuất phát đi Đường Lâm. Đường đi trở lại theo hướng đi Sơn Tây, đến ngã 4 cửa ngõ vào Sơn Tây thì rẽ đi Đường Lâm.
9h00: đến Đường Lâm, mua vé thăm quan, gửi xe. Bạn sẽ phải đi bộ khi thăm quan Làng Cổ Đường Lâm, các điểm nhấn là các Nhà Cổ hàng trăm năm, đình làng Mông Phụ, lăng Ngô Quyền và Lăng Phùng Hưng, chùa Mía.
12h00: ăn trưa, bạn có thể đặt ăn trưa tại nhà dân trong làng. Khi đến bạn nghỉ tại quán nước chè tại nhà “Xích Thố” đối diện đình làng Mông Phụ, ở đó có bà cụ bán nước chè rất nổi tiếng (cụ đã mất năm 2012, giờ có Cô em gái trẻ ngồi bán). Bạn có thể hỏi cô bé bán nước, và liên hệ đặt ăn trưa. Ngoài ra bạn có thể ra khu vực Chợ gần Chùa Mía, hoặc khu Cổng Làng chỗ đoạn gửi xe hỏi đặt ăn trưa. Cơm nhà Hải Lợi 01685111136, có thể gọi trước đặt ăn, khoảng 120k / suất là ngon rồi.
13h00: tiếp tục hành trình đi thăm Đền Và. Nếu chưa biết đường thì hỏi người dân nhé. Đây là khu đền đẹp và cổ kính.
14h00: di chuyển về Thành Cổ Sơn Tây. Thăm quan thành cổ xong bạn có thể về Hà Nội theo đường 32 hoặc đại lộ Thăng Long.
17h00: về đến Hà Nội, kết thúc chương trình.

Xem thêm : Kinh nghiệm du lịch Sapa giá rẻ

Lưu ý

  • Nếu bạn mang đồ ăn đi và cắm trại tại Ba Vì thì không cần đặt ăn.
  • Khi cắm trại nhớ giữ gìn vệ sinh, mang rác lên xe trở ra khỏi Rừng.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ ngủ đêm tại khu du lịch Hồ Tiền Sa, ngay dưới chân núi, từ chỗ mua vé rẽ vào khoảng 500m.
  • Có thể đi đường 32 hoặc đại Lộ Thăng Long.
  • Nếu đi 1 ngày cho 1 trong 2 điểm trên bạn cũng có thể áp dụng lịch trình này.
du lịch Hà Nội

Tìm chúng tôi trên facebook

SITE-MAP

Popular Posts

Recent Posts

Text Widget

Live chat

Facebook chat
LÊN ĐẦU TRANG
Share Emphasis